Tranh chấp về hợp đồng kinh tế

tranh-chap-hop-dong-kinh-teCông ty tôi đang có tranh chấp về hợp đồng kinh tế trị giá gần 300 triệu đồng với một công ty khác. Toà án cấp nào sẽ giải quyết vụ kiện của tôi: cấp quận hay thành phố?

 

Chào bạn !

TLLAW.VN  xin tư vấn pháp luật như sau:

Trước đây, theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế thì toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là toà án cấp huyện) giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp hợp đồng kinh tế mà giá

trị tranh chấp dưới 50 triệu đồng, trừ trường hợp có nhân tố nước ngoài.

Tuy nhiên từ ngày 1/1/2005, thời điểm Bộ luật tố tụng dân sự có hiệu lực thì thẩm quyền của toà án cấp huyện được mở rộng. Cụ thể như sau:

1. Tranh chấp giữa cá nhân với cá nhân về quốc tịch Việt Nam.

2. Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản.

3. Tranh chấp về hợp đồng dân sự.

4. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ

5. Tranh chấp về thừa kế tài sản.

6. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

7. Tranh chấp về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

8. Tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí theo quy định của pháp luật.

9. Các tranh chấp khác về dân sự mà pháp luật có quy định.

10. Ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn.

11. Tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.

12. Tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.

13. Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ.

14. Tranh chấp về cấp dưỡng.

15. Các tranh chấp khác về hôn nhân và gia đình mà pháp luật có quy định.

16. Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động mà Hội đồng hoà giải lao động cơ sở, hoà giải viên lao động của cơ quan quản lý nhà nước về lao động quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoà giải không thành hoặc không giải quyết trong thời hạn do pháp luật quy định, trừ các tranh chấp sau đây không nhất thiết phải qua hoà giải tại cơ sở:

a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

b) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động và người sử dụng lao

động; về trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;

c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;

d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về lao động;

đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp xuất

khẩu lao động.

17. Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận bao gồm:

a) Mua bán hàng hoá;

b) Cung ứng dịch vụ;

c) Phân phối;

d) Đại diện, đại lý;

e) Ký gửi;

f) Thuê, cho thuê, thuê mua;

g) Xây dựng;

h) Tư vấn, kỹ thuật;

i) Vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường sắt, đường bộ, đường thuỷ nội địa;

Với các quy định nói trên thì tranh chấp về hợp đồng kinh tế giữa Công ty bạn và một Công ty khác - về nguyên tắc - sẽ do Toà án quận, huyện nơi công ty là bị đơn thụ lý, giải quyết; trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật tốt nhất.

Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN